Tháng 10/2017, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Đáng chú ý, Nghị định mới này có nhiều quy định nghiêm ngặt được xem là những “rào cản” lớn đối với việc nhập khẩu ô tô về Việt Nam trong thời gian tới. trung tam ke toan le anh
Doanh nghiệp “kêu trời”, người tiêu dùng khó mua xe giá rẻ các trường đại học có ngành xuất nhập khẩu
Theo Nghị định 116, ô tô chưa qua sử dụng khi nhập khẩu về Việt Nam phải đảm bảo và chứng minh nhiều loại giấy tờ kiểm định chất lượng do các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài ký duyệt và cung cấp. Đồng thời, việc kiểm tra chất lượng xe khi cập cảng tại Việt Nam sẽ phải trải qua bước kiểm duyệt chặt chẽ theo từng lô hàng (trước đây chỉ kiểm duyệt ở lô hàng đầu tiên).
Ngay sau khi Nghị định 116 được ban hành, rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ô tô “than trời” khi những quy định trên hầu như rất khó để thực hiện và phải mất thêm khá nhiều thời gian, chi phí.
Mới đây, Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) và đại sứ quán Nhật cũng đã có công văn kiến nghị lên các cơ quan chức năng, bày tỏ sự quan ngại về “con đường” nhập khẩu ô tô sẽ dần đi vào bế tắc và rất khó để người tiêu dùng có thể mua được xe nhập giá rẻ.
“Vướng mắc” đầu tiên trong Nghị định 116 chính là các loại giấy tờ yêu cầu chứng minh chất lượng sản phẩm từ nước ngoài. Cụ thể, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc phải được kiểm tra chặt chẽ hơn về khâu giấy tờ chứng minh chất lượng sản phẩm, khí thải môi trường và an toàn kỹ thuật: “Khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài…”.
Theo đại diện của một nhà sản xuất, nhập khẩu ô tô, quy định này chẳng khác nào “cản đường” ô tô nhập khẩu vào Việt Nam khi những loại giấy tờ chứng nhận từ nước ngoài là rất khó để có được, thậm chí là không tồn tại ở nhiều quốc gia.
Bên cạnh đó, phía đại sứ quán Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại, những quy định về giấy tờ chứng minh chất lượng ô tô ở nước ngoài liệu có đang vi phạm đến những nguyên tắc về tự do thương mại trong Hiệp định TBT của WTO hay không? Và nhà nước liệu có đang “thiên vị” cho xe lắp ráp, sản xuất trong nước?
Không chỉ gặp khó ở giấy tờ chứng minh sản phẩm, theo Nghị định 116, những mẫu ô tô nhập khẩu trước khi được đưa vào thị trường Việt Nam cần phải kiểm tra, kiểm định chất lượng theo từng lô nhập khẩu, không quan tâm đến số lượng nhập khẩu từng lô là bao nhiêu. Như vậy, mỗi lô hàng nhập khẩu về đều phải tạm “dừng chân” tại cảng, sau đó cơ quan quản lý sẽ chọn ngẫu nhiên một mẫu để kiểm tra. Trước đây, việc kiểm tra chất lượng của xe chỉ được áp dụng cho lô hàng đầu tiên, khi đã qua bước kiểm duyệt, những lô hàng sau đều không cần phải kiểm tra lần nữa.
Điều này lại thêm lần nữa gây khó cho doanh nghiệp nhập ô tô vì để kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu, phải mất rất nhiều thời gian và chi phí. Theo tính toán của một đại diện doanh nghiệp nhập khẩu, để kiểm tra chuẩn khí thải Euro 4, cần phải mất khoảng thời gian gần 2 tháng với mức chi phí lên đến khoảng 1.000 USD. Nếu thời gian kiểm tra chậm sẽ kéo theo chi phí lưu kho càng tăng cao hơn. Đó là chưa kể đến việc khách hàng đặt trước phải chờ lâu mới nhận được xe và khi có xe, phải “cõng thêm” khoảng phí kiểm tra chất lượng.
Rõ ràng, với nhiều quy định “ngặt nghèo” được bổ sung, cùng với chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm tăng cao, giấc mơ xe nhập giá rẻ có vẻ như đang ngày càng xa với người tiêu dùng Việt.
Nghị định 116: là “rào cản” hay sân chơi bình đẳng?
Ngược lại với những phản ứng mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp thuộc VAMA, một số đại diện từ các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước lại cho rằng Nghị định 116 đang tạo ra một sân chơi bình đẳng, kích thích ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.
Mặc dù từ trước đến nay, các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước nhận được rất nhiều ưu đãi về chính sách, thuế phí nhưng sau nhiều năm, ngành công nghiệp ô tô nước nhà dường như vẫn “giậm chân tại chỗ”, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp và chỉ “quanh quẩn” trong các công đoạn lắp ráp đơn giản. Trước nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu ô tô, nhiều DN đang có xu hướng từ bỏ ý định đầu tư sản xuất ô tô và dần chuyển sang hình thức nhập khẩu xe. Do đó, những quy định khắt khe trong Nghị định 116 sẽ hạn chế được việc nhập khẩu ô tô “ồ ạt”, từ đó thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước phát triển, khuyến khích các DN đầu tư bài bản, tập trung phát triển sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, khi xem xét một cách khách quan Nghị định 116 không hẳn quá “ưu ái” cho các DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Bởi bên cạnh những điều khoản mới áp dụng cho xe nhập khẩu, Nghị định cũng đưa ra nhiều quy định cho xe sản xuất, lắp ráp, yêu cầu nghiêm ngặt đối với các DN trong nước. Cụ thể, các DN sản xuất lắp ráp ô tô trong nước phải xây dựng đường thử dài tối thiểu 800m, trong đó gồm tối thiểu 400m đường thẳng. Quy định này cũng khiến không ít DN phải “kêu ca” khi để trang bị đường thử theo chuẩn mới sẽ phải tốn khoảng đất và chi phí rất lớn.
Tuy nhiên, theo ý kiến từ đại diện Chính phủ cùng một số doanh nghiệp ủng hộ Nghị định 116, quy định trên hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản xuất, lắp ráp ô tô trên thế giới. Đáng nhẽ, các DN nên tự tạo cho mình những quy chuẩn, hàng rào về kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt như thế từ lâu trước khi bị “bắt buộc” bởi Nghị định. Vì vậy, thay vì “than thân trách phận”, các DN nên chấp nhận “luật chơi” và tự tạo ra một cuộc chiến bình đẳng, thúc đẩy nền công nghiệp ô tô phát triển trong thời gian tới.